10.  DI DÂN VÀ DU HÀNH:

 

Thứ Sáu 2/6, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC dâng lễ và giảng cho 50000 tham dự viên tụ về từ khắp nơi trên thế giới.

 

 

T

rong số các con đây gồm có những người di dân từ các xứ sở và các lục địa; những người tị nạn để tránh khỏi các tình trạng bạo lực và đang xin bản quyền được chấp nhận; những sinh viên du học hải ngoại muốn hoàn tất việc học hỏi của mình về khoa học và kỹ thuật; thành phần hải hồ và không phận làm nghề phục vụ du khách bằng tầu thủy hay bằng máy bay; những người du lịch thích hiểu biết thêm về các cảnh trí, môi sinh, tục lệ và truyền thống; những người du mục hành trình trên các nẻo đường thế giới qua các thế kỷ; thành phần làm xiệc mang đến cho những công viên các thứ hấp dẫn và thú vui lành mạnh. Cha hết sức thân ái đón chào mỗi người và tất cả mọi người các con” (đoạn 1.4).

 

“Việc các con hiện diện đây nhắc nhớ rằng chính Con Thiên Chúa, khi đến ngự giữa chúng ta, đã trở nên một kẻ di dân (x. 1Jn 1:14). Người đã trở nên một kẻ di dân trên thế gian và trong lịch sử” (đoạn 1.5).

 

’Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, ... vì... Ta là khách lạ các con đã đón tiếp Ta’ (Mt. 25: 23-25)” (đoạn 2.1).

 

“Chúa Giêsu đã nói là chúng ta chỉ có thể vào vương quốc của Thiên Chúa bằng việc thực hiện giới răn yêu thương. Bởi thế, chúng ta sẽ không vào đó được bằng những ân huệ về nòi giống, văn hóa hay tôn giáo, mà thật sự là do việc chúng ta làm theo ý muốn của Cha trên trời (x. Mt 7:21)” (đoạn 2.2).

 

“Các con di dân và du hành thân mến, Cuộc Mừng Kỷ Niệm của các con nói lên cho thấy một cách hùng hồn vị trí trọng yếu của đức bác ái yêu thương chấp nhận nhau cần phải nắm giữ trong Giáo Hội. Trong việc nhận lấy tình trạng nhân loại và lịch sử của chúng ta, Chúa Kitô đã liên kết một cách nào đó với mọi người. Người đã chấp nhận mỗi một người chúng ta, và bằng giới răn yêu thương, Người đã xin chúng ta bắt chước gương của Người, tức là, hãy chấp nhận nhau như Chúa Kitô đã chấp nhận chúng ta (x. Rm 15:7)” (đoạn 2.3).

 

“Cha muốn lập lại những lời của vị tiền nhiệm đáng kính của Cha là Đức Phaolô VI, Người Tôi Tớ của Thiên Chúa, trong bài giảng bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II đã nói: ‘Đối với Giáo Hội Công Giáo không có ai xa lạ, không có ai bị loại, không có ai cách biệt’ (AAA, 58 năm 1966, trang 51-59)...” (đoạn 3.1).

 

“Tiếc thay, trên thế giới này chúng ta vẫn còn gặp thấy một thái độ khép kín, thậm chí gặp thấy cả một thái độ hất hủi nữa, chỉ vì những nỗi lo sợ và quan tâm không chính đáng cho những tư lợi riêng mà thôi. Những hình thức kỳ thị này không hợp với những gì thuộc về Chúa Kitô và Giáo Hội. Thật vậy, cộng đồng Kitô Giáo được kêu gọi để loan truyền trên thế giới thứ men huynh đệ, mối hiệp thông của những cái khác biệt mà chúng ta cũng có thể nghiệm thấy ở buổi gặp gỡ của chúng ta hôm nay đây” (đoạn 3.2).

 

“Hơn thế nữa, ở kỷ nguyên toàn cầu hóa này, Giáo Hội muốn nói lên sứ điệp thực sự này, đó là, hãy hoạt động làm sao để thế giới của chúng ta đây, một thế giới thường được diễn tả như là một ‘ngôi làng hoàn vũ’, có thể được thực sự hiệp nhất với nhau hơn, yêu thương huynh đệ hơn, đón nhận nhau hơn. Đây là sứ điệp mà việc cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm này muốn loan truyền khắp nơi, đó là hãy luôn luôn lấy con người và việc tôn trọng quyền lợi của họ làm chính yếu cho hiện tượng du hành” (đoạn 3.4).

 

“Được trao phó cho sứ điệp cứu độ phổ quát, Giáo Hội biết rằng công việc chính yếu của mình là loan báo Phúc Âm cho mọi người và cho tất cả mọi dân tộc. Từ giây phút Chúa Kitô phục sinh sai các Tông Đồ đi rao giảng Phúc Âm cho đến tận cùng trái đất thì chân trời của Giáo Hội là chân trời toàn thế giới. Chính trong môi trường đa chủng tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo ở Miền Địa Trung Hải mà những Kitô Hữu đầu tiên đã bắt đầu nhìn nhận nhau và sống với nhau như anh chị em, vì họ đều là con cái của Thiên Chúa” (đoạn 4.1).

                                                                                                      (L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 7/6/2000, trang 3)